Vải nhám thùng 50 mm x 1830 mm ( nhám vòng 50 x 1830) mài kim loại và gỗ hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany

Mã sản phẩm:
50 mm x 1830 mm
Tên sản phẩm:
Vải nhám thùng 50 mm x 1830 mm ( nhám vòng 50 x 1830) mài kim loại và gỗ hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany
Xuất xứ:
CHLB Đức
Thời gian giao hàng:
1-2 ngày
Đơn vị đóng gói
1 cái
Giá:
62.400 VNĐ
74.900 VNĐ
Số lượng:

Chi tiết sản phẩm

  Vải nhám thùng  50 mm  x 1830 mm ( nhám vòng  50  x 1830) 120 grit mài kim loại và gỗ  hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany

 

 

Vải nhám thùng  50 mm  x 1830 mm ( nhám vòng  50  x 1830) 320 grit mài kim loại và gỗ  hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany

 Đôi nét về độ nhám của giấy nhám và vài điều cần biết về giấy nhám

         Độ nhám của giấy nhám còn được gọi là grit, diễn tả các hạt mài mòn có trên bề mặt của giấy nhám, vải nhám. Các nhà sản xuất sẽ dựa trên độ nhám để định giá và xếp loại các dòng sản phẩm trên thị trường. Bất kể là dòng nhám nào (nhám nai, nhám Ó Hàn Quốc, Nhám cuộn vải mềm...) nếu độ nhám càng cao thì càng sắc, càng cho hiệu quả mài mòn nhanh. Tuy nhiên khi chà nhám, không phải đối với bất kỳ sản phẩm và công đoạn nào chúng ta cũng cần sử dụng giấy có grit cao. Tùy thuộc vào chất liệu bề mặt cần chà nhám và yêu cầu sau chà nhám mà người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất.
 
 
Ký hiệu về độ nhám trên giấy nhám
 
         Khi chọn mua bất kỳ sản phẩm giấy nhám nào, chúng ta sẽ thấy trên bao bì hoặc trên chính sản phẩm tồn tại các ký hiệu bằng chữ A hoặc là chữ P. A hoặc P ở đây chính là ký hiệu về độ nhám. Trong đó:
 
- P: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn châu Âu ( FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)
 
- A: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn của Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization).
 
 
        Ở đây, cần phân bạch rõ ràng là P và A không phải chỉ độ nhám, mà là ký hiệu nhám, là độ kích thước trung bình của một tổ hợp hạt. Có rất nhiều loại hạt: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỉ lệ % cho phép các hạt này sẽ được Hiệp hội sản xuất giấy nhám quốc tế quy định. 
 
         Như vậy khi chọn mua, nếu chúng ta thấy trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm có ký hiệu P60 chẳng hạn, thì có nghĩa là nó ám chỉ cả một tập hợp số, chứ không phải chỉ là một con số nhất định.
 
        Tương tự như vậy, khi thấy ký hiệu A60, thì có nghĩa đó cũng là ký hiệu cho một tập hợp số, và chính vì là cả một tập hợp số nên chúng ta không thể quy đổi từ A sang P hoặc là từ P sang A.
 
         Giá trị của P và A theo từng nhà sản xuất giấy nhám cũng không giống nhau. Ví dụ, cả 2 sản phẩm đều có ký hiệu P60, nhưng nếu sản phẩm có xuất xứ từ Đức thì sẽ khác với từ Nhật, Trung Quốc hay Hàn Quốc, vì tỉ lệ hạt quy định cho giấy nhám ở mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất là không giống nhau, điều này tùy thuộc vào dây chuyền và công nghệ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm mà mỗi nhà sản xuất mang lại.
 
         Để chọn được sản phẩm giấy nhám phù hợp, bạn cần tìm hiểu vài điều cần biết về giấy nhám dưới đây. 
 
1. Cấu tạo giấy nhám
 
         Dù là loại giấy nhám nào thì cũng được cấu tạo bởi nền giấy (vải), hạt mài và keo dán, trong đó, hạt mài là quan trọng nhất, quyết định khả năng mài mòn và chất lượng bề mặt sản phẩm hoàn thiện. Có thể kể đến những loại hạt mài điển hình trên giấy nhám như đá lửa, Garnet, Emery, Ôxit nhôm, Alumina-zirconia,…
 
2. Phân loại giấy nhám
 
Giấy nhám được phân loại theo chức năng và độ cát, cụ thể như sau:
 
Phân loại theo chức năng:
 
- Giấy nhám thùng: Chuyên dùng cho máy nhám thùng có bề rộng 600, 900 hoặc 1300 mm, thường được ứng dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ.
 
 
 
- Giấy nhám cuộn: Chuyên dùng cho máy chà nhám cầm tay (máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh, máy mài bavia) có bề rộng dưới 300 mm.
 
- Giấy nhám tờ: Chuyên dùng thủ công hoặc kết hợp với màu chà nhám rung cầm tay, có kích thuốc 230 x 280 mm, thường được ứng dụng trong công nghệ sơn PU.
 
 
 
Phân loại theo độ cát:
 
           Căn cứ vào độ cát của giấy nhám, người ta có thể hình dung được độ mịn của bề mặt vật liệu sau khi chà nhám. Hay nói cách khác, tùy thuộc vào yều công việc mà chọn giấy nhám có độ cát phù hợp. Hiện nay, theo độ cát, giấy nhám được phân thành P40, P80 (cho độ mịn tương đối), P180 (phục vụ cho sơn lót PU), P240 (phục vụ cho xả lót PU), P320 (cho độ mịn cao), P400 (cho độ mịn rất cao).
 
3. Lưu ý khi sử dụng giấy nhám
 
- Chọn đúng loại giấy nhám theo mục đích và nhu cầu sử dụng.
 
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, mắt kính, bịt tai,… để hạn chế tai nạn, rủi ro.
 
 
 
- Máy chà nhám phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, các khớp nối vừa vặn và chặt chẽ để tránh hiện tượng bộ phận của máy văng ra gây nguy hiểm cho người sử dụng và cả những người xung quanh.
Để sử dụng máy chà nhám an toàn và hiệu quả 
 
        Máy chà nhám giúp công việc chà nhám trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, máy hoạt động với tốc độ cao nên nếu không tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi vận hành sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đồng thời, gây nguy hiểm cho người sử dụng cũng như mọi người xung quanh. Vậy những nguyên tắc an toàn đó là gì?
 
 
 
 - Máy chà nhám đa dạng chủng loại, mỗi loại có đặc điểm và công suất hoạt động khác nhau, nhưng dù sử dụng loại máy chà nhám gì thì cũng vẫn phải trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị bảo hộ cần thiết như bao tay, khẩu trang, kính mắt, bịt tai, …
 
 
 
- Trọng lượng máy chà nhám nặng nên đủ để thực hiện gia công chà nhám, vì thế, không nhất thiết phải tì, đè hay tạo áp lực mạnh lên máy, sẽ khiến máy bật về phía người dùng, rất nguy hiểm.
 
- Với máy chà nhám quỹ đạo, tốc độ quay càng lớn thì khả năng chà nhám càng nhanh, nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu công việc.
 
- Tại các vị trí góc hẹp hay những nơi cần chà nhám tỉ mỉ, có thể điều chỉnh tốc độ máy chà nhám phù hợp để nâng cao hiệu suất công việc.
 
- Không gia công chà nhám ở những khu vực có nhiệt độ cao hay gần lửa để tránh tai nạn cháy nổ.
 
- Đặc biệt lưu ý đến công suất máy chà nhám và đặc điểm của máy chà nhám. Thường thì máy chà nhám chạy bằng điện thì linh hoạt hơn, vừa tiết kiệm điện, vừa có thể di chuyển đến nhiều nơi sử dụng. 
 
 
        Còn máy chà nhám chạy bằng khí nén thì kích thước lớn và trọng lượng nặng nên rất khó di chuyển. Nhưng bù lại, máy có công suất và tốc độ làm việc nhanh, hiệu quả. Ngoài máy chà nhám chạy bằng điện và khí nén thì còn có máy chà nhám chạy bằng pin. 
 
        Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu công việc mà chọn máy chà nhám có kích thước và công suất phù hợp. Thường thì máy chà nhám có kích thước lớn thì công suất hoạt động sẽ cao. Ngoài ra, mỗi loại máy chà nhám sẽ cho bề mặt chà nhám khác nhau về độ mịn, từ thô nhám đến mịn nhẵn, điều này phụ thuộc vào các phụ kiện chà nhám đi kèm.
 
          Với những lưu ý trên, bạn sẽ chọn được máy chà nhám phù hợp cũng như vận hành đúng cách để vừa đảm bảo an toàn, vừa nâng cao hiệu suất công việc.
 
Để chọn được máy chà nhám phù hợp
         Tùy thuộc vào đặc điểm loại giấy nhám sử dụng và yêu cầu công việc, chúng ta sẽ lựa chọn được máy chà nhám phù hợp và cho năng suất chà nhám cao nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số dòng máy chà nhám thông dụng để thuận tiện hơn cho việc tham khảo và lựa chọn.
 
 
1. Máy chà nhám vuông 
 
         Đây là loại máy chà nhám cầm tay được sử dụng để kết hợp với những loại giấy nhám có kích thước nhỏ, hoặc là những tấm giấy nhám có kích thước theo tiêu chuẩn. Nhưng được cắt nhỏ thành từng tấm để tiện cho việc chà nhám trên các bề mặt có kích thước tương ứng.
 
 
 
          Dòng máy chà nhám vuông này này có ưu điểm là rất nhẹ nên không gây mỏi tay hay khó thao tác trong quá trình sử dụng. Ngoài ra với kích thước bàn chà nhỏ gọn nên cho phép bạn thao tác chà nhám, đánh bóng trên các bề mặt nhỏ, các góc cạnh một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn.
 
           Với loại máy này, thay vì chọn mua giấy nhám dạng tấm, bạn nên chọn giấy nhám dạng cuộc vì sẽ rẻ hơn nhiều. Ngoài ra, máy chà nhám vuông cũng dễ len vào các góc, cạnh hơn so với những loại máy có kích thước lớn khác.
 
2. Máy chà nhám đĩa (hay còn gọi là máy chà nhám quỹ đạo)
 
           Với cơ chế hoạt động xoay theo các hướng ngẫu nhiên, máy chà nhám đĩa có ưu điểm là giúp giảm thiểu các vết xước trên bề mặt vật liệu được chà nhám một cách hiệu quả, rất thích hợp nếu bạn muốn sử dụng để tạo nên một bề mặt bóng mờ như sáp hoặc véc – ni.
 
 
 
            Máy chà nhám đĩa cũng là một loại máy cầm tay, có đa dạng kích thước đĩa nhám khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng và kích thước của nhiều loại giấy nhám. Khi lựa chọn, bạn nên lưu ý ưu tiên chọn sản phẩm có góc để len vào các góc cạnh cần gia công.
 
3. Máy chà nhám đai
 
           Dòng máy chà nhám này được cấu tạo với bộ dây đai chắc chắn gắn với động cơ và 1 cặp tang trống quay, cho khả năng chà nhám mạnh và rất linh hoạt. Đây cũng là dòng máy cần thiết và rất thông dụng với các thợ làm mộc chuyên nghiệp. Máy thường được sử dụng trong các công việc như chà nhám hàng loạt các khúc gỗ, chà nhám cho sàn lát gỗ... Vì là loại máy chuyên dụng, cho năng suất cao nên giá thành là cao hơn so với 2 loại kể trên.
 
 
 
            Nhược điểm của máy chà nhám đai là có trọng lượng nặng, hơi cồng kềnh, chỉ thích hợp với việc gia công các bề mặt gỗ lớn, không thể giúp bạn hoàn thành tốt việc chà nhám tại các góc cạnh hay trên bề mặt nhỏ. Ngoài ra khi sử dụng dòng máy này thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận vì vốn dĩ máy rất nặng, có thể khiến bạn làm thủng bề mặt.
 
 
           Trên đây là một số dòng máy chà nhám thông dụng mà bạn có thể tham khảo chọn lựa cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm công việc của mình. Để được tư vấn thêm hoặc cung cấp các loại giấy nhám chất lượng, hãy liên hệ với chuyên trang của chúng tôi ngay hôm nay.
 
Một số ứng dụng của giấy nhám trong đời sống hàng ngày
          Giấy nhám không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp mà còn ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong đời sống hàng ngày, mang lại những ứng dụng cực kỳ hữu ích. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ứng dụng phổ biến đó của giấy nhám trong đời sống hàng ngày.
 
 
 
1. Mài sắc dao kéo
 
         Khi dao kéo trong nhà có hiện tượng cùn, lì, chúng ta có thể làm sắc lại bằng cách sử dụng giấy nhám để mài. Tác dụng của giấy nhám lúc này cũng tương tự như là đá mài, sẽ giúp cho dao kéo trở nên sáng bóng và sắc bén hơn.
 
 
 
2. Giúp kim may trơn tru
 
          Thay vì dùng đèn cầy (nến) để chà xát cho kim may sắc lại, chúng ta có thể sử dụng giấy nhám. Bạn chỉ cần dùng giấy nhám để cuộn kim may lại rồi chà xát nhẹ là đã có thể khắc phục được hiện tượng mũi kim bị rít.
 
3. Giảm độ trơn cho đế giày 
 
           Những đôi giày da mới mua về thường có phần đế rất trơn, làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm. Để khắc phục, chỉ cần lấy giấy nhám đánh thật mạnh vào đế giày theo chiều ngang. Bằng cách này chúng ta đã tạo ra độ ma sát cần thiết cho đế giày, giúp giảm bớt độ trơn và đảm bảo an toàn hơn khi mang giày.
 
 
 
4. Loại bỏ những vết lông đổ trên áo len
 
           Một số loại len dệt kim thường sẽ có những vết lông đổ trên áo, trông xù xì rất mất thẩm mỹ. Để loại bỏ các vết lông xù xì này, chúng ta chỉ cần dùng giấy nhám để chấm mạnh trên bề mặt áo, độ nhám của giấy sẽ bám chặt và mang theo các vết lông xù xì. Cần lưu ý là không nên chà xát quá mạnh vì có thể tác dụng ngược, khiến lông bị xù và đổ nhiều hơn. 
 
5. Loại bỏ vết mực và xước từ da lộn 
 
           Nếu giày dép hoặc áo làm từ chất liệu da lộn xuất hiện các vết trầy xước nhỏ, dính các vết mực... hãy dùng giấy nhám tinh có độ chà nhám vừa phải để khắc phục. Lưu ý là với chất liệu da lộn thì nên chà nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chất liệu của da.
 
 
 
6. Loại bỏ vết bẩn cứng đầu từ vôi vữa 
 
          Các vết vôi vữa bám trên tường sau khi thi công sẽ được loại bỏ một cách hiệu quả. Chỉ cần làm ướt bề mặt bị dính các vết vữa, sau đó lấy giấy nhám chà xát thật mạnh là sẽ loại bỏ được các vết bẩn này một cách nhanh chóng. Đây là ứng dụng rất phổ biến của giấy nhám trong ngành xây dựng.
 
 
 
7. Mở nắp lọ bị mắc kẹt
 
          Nếu chai lọ bị kẹt nắp, không thể mở được thì hãy dùng một miếng giấy nhám đặt trên nắp lo rồi xoay tay thật mạnh. Độ rít của loại giấy này sẽ giúp bạn mở được nắp một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn
Lưu Ý Khi Mua Và Sử Dụng Giấy Nhám
         Cần lưu ý gì khi chọn mua và sử dụng giấy nhám để đảm bảo hiệu quả mài mòn tốt nhất cho bề mặt sản phẩm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
 
 
 
1. Các loại giấy nhám cơ bản
 
         Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy nhám với nguồn gốc, xuất xứ và độ nhám cũng như công nghệ sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn chung đều tồn tại dưới 3 dạng thức là: giấy nhám thùng, giấy nhám cuộn, giấy nhám tờ. Ngoài ra, các loại giấy nhám còn được phân loại dựa trên mật độ của các hạt mài mòn (độ thô – ký hiệu là P), chẳng hạn như: P40 - P80 - P180 - P240 - P320 - P400. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như yêu cầu khi chà nhám mà chúng ta sẽ chọn loại sản phẩm có cấu tạo và độ thô phù hợp để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo hiệu quả chà nhám và tiết kiệm thời gian.
 
 
 
2. Lưu ý khi mua và sử dụng giấy nhám
 
Khi chọn mua và sử dụng giấy nhám chúng ta cần có một số lưu ý như sau:
 
 
*Lưu ý khi chọn mua:
 
 
- Yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi chọn mua chính là các thông số kỹ thuật của giấy nhám, đặc biệt lưu ý tới độ nhám, cỡ nhám để chọn được sản phẩm phù hợp với yêu cầu hiệu quả và thời gian chà nhám.
- Yếu tố tiếp theo cần quan tâm chính là hình thức giấy nhám (tờ, cuộn hay thùng...). Để có sự lựa chọn phù hợp thì cần dựa trên cách thức tiến hành chà nhám (thủ công bằng tay hay kết hợp với loại máy chà nhám nào? mỗi loại máy chà nhám sẽ yêu cầu được kết hợp với một loại giấy nhám riêng để đảm bảo được tiến trình và hiệu suất cũng như hiệu quả chà nhám).
 
 
 
         Tùy vào đặc điểm, chủng loại của giấy nhám mà khi sử dụng, chúng ta sẽ có những cách thức và lưu ý khác nhau khi tiến hành chà nhám. Cụ thể, trên thị trường hiện có 2 loại cơ bản là nhám khô và nhám ướt (hay còn gọi là giấy nhám nước), cả 2 loại này đều có thể sử dụng ở môi trường khô và ướt, người dùng nên cân nhắc để sử dụng đúng cách và đảm bảo hiệu quả cao nhất:
 
*Đối với giấy nhám khô: khi sử dụng, chúng ta chà trực tiếp vào bề mặt của vật cần chà nhám.
 
 
 
 
*Giấy nhám ướt: chà nhám dưới vòi nước đang chảy hoặc là nhúng giấy nhám vào nước rồi vò nát cho ngấm nước rồi mới thực hiện.
 
 
 
         Trên đây là chia sẻ về một vài lưu ý khi chọn mua và sử dụng giấy nhám. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích đối với bạn. Để được tư vấn thêm về cách lựa chọn, sử dụng hoặc cung cấp các sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng... hãy liên hệ với chuyên trang của chúng tôi ngay hôm nay.
 
Phân loại và chức năng một số loại giấy nhám chà gỗ
Trong ngành gỗ, để thực hiện khâu chà nhám thì chúng ta có thể sử dụng rất nhiều loại giấy nhám khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng công đoạn và chất liệu gỗ cũng như kỹ thuật, cách thức thực hiện mà người dùng sẽ có sự lựa chọn phù hợp.Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về các phân loại và chức năng của một số loại giấy nhám dùng trong ngành gỗ.
 
 
 
1. Cách phân loại giấy nhám theo chức năng
Các loại giấy nhám được sản xuất nhằm phục vụ cho một công đoạn chà nhám cụ thể, thiết kế thích hợp cho từng loại máy chà nhám chuyên dụng hoặc cách thức chà nhám khác nhau. Dưới đây là một số loại điển hình:
 
*Giấy nhám thùng: là dòng sản phẩm có kích thước khá lớn, được sản xuất để chuyên dụng cho việc kết hợp với máy chà nhám thùng để chà nhám, đánh bóng cho bề mặt gỗ. Máy chà nhám thùng chính là một loại máy chuyên dụng trong khâu làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Hiện nay, có 3 loại máy nhám thùng phổ biến với 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm.
 
*Giấy nhám băng (cuộn): đây là loại giấy nhám có kích thước vừa phải với chiều rộng đạt từ 300mm trở xuống. Sản phẩm được đóng thành băng nhỏ hoặc thành cuộn, khi sử dụng sẽ được kết hợp với các loại máy cầm tay như: máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh. Ngoài ra, giấy nhám này cũng có thể được cắt nhỏ ra thành từng miếng để chà thủ công bằng tay cũng như thích hợp với từng nhu cầu, điều kiện sử dụng đặc thù.
 
*Giấy nhám tờ: kích thước phổ biến của giấy nhám từ là 230 x 280 mm. Dòng sản phẩm này được sản xuất để phục vụ cho việc chà nhám bằng tay thủ công, một số trường hợp sẽ được kết hợp với máy chà nhám rung cầm tay. Nhám tờ chủ yếu được sử dụng để xả nhám chuẩn bị cho quá trình sơn PU.
 
 
 
2. Giấy nhám phân loại theo độ cát
Độ cát cũng chính là độ thô, nhám của tờ giấy nhám, thường được ký hiệu chung bằng chữ P. Độ nhám được phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay, độ nhám được mặc định với các con số như sau:
 
P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
 
P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
 
P180: Là loại nhám cho bề nhẵn mịn để lót PU.
 
P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
 
P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
 
P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.
 
 
 
Khi lựa chọn giấy nhám dựa trên độ nhám, người mua cần lưu ý là độ nhám càng cao thì đồng nghĩa với việc tuổi thọ của các hạt cát sẽ ngắn hơn. Với ngành gỗ thì chỉ cần dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu.
 
 
 
Hạt nhám chính là yếu tố cốt cán quyết định tới chất lượng cũng như khả năng chà nhám của giấy nhám. 
 
 
Theo đó, các hạt nhám (hay còn được gọi là hạt mài) là các hạt có độ bén, sắc nhất định (tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, nhà sản xuất sẽ quyết định chọn loại hạt nhám nào, độ nhám bao nhiêu cho phù hợp). Khi giấy nhám được sử dụng, các hạt có cạnh sắc này tạo ma sát trên bề mặt vật cần mài và từ đó bào mòn các vết ố, hoen gỉ, các điểm gồ ghề... để mang đến một bề mặt mới bằng phẳng hơn, mịn hơn và sạch hơn.
 
 
Tốc độ cũng như thời gian mài mòn, đánh bóng sản phẩm của giấy nhám nhanh hay chậm là do hạt nhám quyết định, hạt nhám càng dày, càng sắc thì dĩ nhiên quá trình chà nhám càng nhanh. Trong khi đó, nếu hạt nhám kém chất lượng và mật độ thưa trên bề mặt giấy thì tốc độ chà nhám sẽ không đảm bảo bằng.
 
Tuổi thọ của giấy nhám cũng được quyết định bởi các hạt nhỏ bé này. Một số loại hạt mài có khả năng tự thải mùn, tự mài sắc trong quá trình sử dụng thì sẽ đảm bảo độ bền tốt hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao khi định giá sản phẩm giấy nhám, nhà sản xuất thường sẽ dựa trên chất lượng các hạt nhám. 
 
 
Hiện nay có khá nhiều loại hạt mài được sử dụng trong công nghệ sản xuất giấy nhám, và tùy thuộc vào yêu cầu cũng như lĩnh vực sử dụng mà nhà sản xuất sẽ sử dụng các hạt mài khác nhau. Dưới đây là một số loại hạt mài tiêu biểu:
 
Hạt mài ceramics: loại hạt này thường được sử dụng để tạo thành các sản phẩm giấy nhám siêu mịn, chuyên dùng để đánh bóng kim loại, loại bỏ các vết gỉ sét trả lại bề mặt sáng bóng, mịn màng và sắc bén cho sản phẩm.
 
Hạt mài tổng hợp Pearl: là hạt mài được sử dụng trên các dòng giấy nhám chà gỗ, mang lại khả năng loại bỏ các vết trầy xước trên bề mặt một cách hiệu quả, giúp bề mặt sản phẩm trở nên thẩm mỹ và có giá trị hơn.
 
Hạt mài mòn Zirconia Alumina: Hạt mài Ziconia Alumina là sản phẩm có sự kết hợp giữa hạt mài Zirconia oxide và hạt mài Aluminum oxide. Khi được sử dụng để chà nhám, trước tiên là hạt mài Zirconia oxide sẽ tách ra khỏi bề mặt nhám trước, sau đó đến lượt hạt mài Aluminum oxide tách sau. Nhờ sự diễn ra của quá trình này mà hiệu quả của việc chà nhám được đảm bảo hơn, mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều lần, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
 
Hạt mài Zirconia Alumina: Nhóm hạt mài này thường được sử dụng trong công đoạn tạo nhẵn bề mặt để chuẩn bị cho khâu sơn phủ hay sơn màu sẽ diễn ra sau đó. Ngày nay, hầu hết các loại giấy nhám có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đức đều sử dụng loại hạt nhám này.
 
Hướng dẫn chọn giấy nhám đánh bóng nhựa
Giấy nhám không chỉ được ứng dụng trong ngành gỗ, kim loại hay xây dựng mà còn đặc biệt quan trọng trong ngành chế biến và sản xuất đồ nhựa. Vậy giấy nhám để đánh bóng nhựa có đặc điểm gì, làm sao để chọn được giấy nhám đánh bóng nhựa phù hợp? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bên dưới.
 
1. Đặc điểm giấy nhám đánh bóng nhựa
- Giấy nhám đánh bóng nhựa có độ cát từ #80 - #2000, đủ để loại bỏ những vết bụi bẩn, hoen ố hay trầy xước trên bề mặt nhựa.
 
- Giấy nhám đánh bóng nhựa có thể sử dụng bằng tay hoặc kết hợp với máy chà nhám một cách linh hoạt và tiện dụng.
 
- Cấu tạo giấy nhám đánh bóng nhựa gồm lớp nền và các hạt mài. Trong đó, lớp nền được làm từ vải dệt kim trên Foam với độ bền cao, tạo cảm giác thoải mái khi cầm. Còn các hạt mài Silicon Carbide được phân bổ theo phương pháp Abraron nên mang đến hiệu quả chà nhám cao và tái sử dụng nhiều lần.
 
- Trong đánh bóng nhựa, giấy nhám nước được cho là tốt hơn cả bởi khả năng đánh bóng vượt trội, mang đến bề mặt đồng đều và thẩm mỹ. 
 
 
 
2. Hướng dẫn chọn giấy nhám đánh bóng nhựa
Giấy nhám đánh bóng nhựa phù hợp nhất là khi sở hữu hạt mài từ #180, #360, #500, #600, #1000, #2000, #3000 - #4000, kích thước 230 x 280 mm. Loại giấy nhám này đủ để thực hiện việc chà nhám (kể cả sử dụng bằng tay hoặc máy) mà không ảnh hưởng đến bề mặt nhựa. 
 
Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể sử dụng các loại giấy nhám dùng trong đánh bóng kim loại, inox, thậm chí là giấy nhám trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, miễn sao có độ nhám phù hợp để vừa gia tăng hiệu quả công việc, vừa tránh ảnh hưởng đến bề mặt nhựa cần chà nhám.
 
Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về chủng loại giấy nhám phù hợp. Chúng tôi hiện cung cấp đa dạng các loại giấy nhám với chất lượng và giá cả cạnh tranh, mang đến giải pháp tốt nhất cho quý khách hàng, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa nâng cao hiệu quả công việc.  
 
 
Đặc điểm và ứng dụng của giấy nhám nước
Giấy nhám nước là tên gọi chung của các loại giấy nhám được sử dụng trong cả 2 môi trường chà nhám ướt và khô. Sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản với chất lượng và độ bền vượt trội. 
 
 1. Đặc điểm giấy nhám nước
 
 
Giấy nhám nước có kết cấu sợi siêu linh hoạt cùng hạt mài sắc bén và siêu bền. Vì thế, so với các loại giấy nhám thông thường, giấy nhám nước được đánh giá là hiệu quả hơn (cả về tốc độ chà nhám lẫn bề mặt chà nhám sau khi thực hiện công việc).
 
Độ nhám của giấy nhám nước đa dạng, từ #40 - #7000, do đó, có thể phù hợp với mọi yêu cầu xử lý bề mặt sản phẩm (từ đánh thô, làm sạch đến đánh kỹ, chuẩn bị bề mặt cao cấp để phục vụ sơn hay hoàn thiện). Dù sử dụng với mục đích nào chăng nữa thì không thể phủ nhận khả năng mài mòn và đánh bóng cực tốt của giấy nhám nước.
 
Đặc biệt, quá trình chà nhám, giấy nhám nước còn có tác dụng chống thấm, giảm bụi và hạn chế sơn dính lên bề mặt sản phẩm, nhờ đó, hiệu quả công việc nhanh hơn và cao hơn. Sau mỗi lần sử dụng, có thể phơi khô giấy nhám nước để tái sử dụng cho những lần sau.
 
 
 
2. Ứng dụng giấy nhám nước
 Giấy nhám nước được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp và sản xuất, có thể kể đến như:
 
- Ngành kim loại, ngành gỗ, ngành sơn.
 
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử, điện lạnh, điện thoại.
 
- Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.
 
- Mài các chi tiết cơ khí trong ngành công nghiệp phụ trợ.
 
- Đánh bóng kim loại trong ngành xi mạ.
 
Với những ưu điểm vượt trội và tính ứng dụng rộng rãi, ngày càng có nhiều người chọn giấy nhám nước để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa nâng cao hiệu quả công việc. Nếu có nhu cầu sử dụng giấy nhám nước phục vụ cho hoạt động sản xuất, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá và cung ứng những sản phẩm chất lượng với mức giá cạnh tranh. 
 
Cách mài sắc vật dụng trong nhà bằng giấy nhám
Nếu trong nhà bạn có các vật dụng như dao, kéo, bàn nạo đã bị cùn thì có thể mài sắc lại một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng giấy nhám.
 
Các vật dụng dùng để cắt, gọt hàng ngày trong gia đình sau một thời gian sử dụng đều gặp tình trạng chung là bị cùn, thậm chí là gỉ sét. Để làm sắc lại, chúng ta có thể mang ra tiệm cơ khí. Tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm thời gian và chi phí thì bạn hoàn toàn có thể màu chúng bằng giấy nhám ngay tại nhà.
 
 
 
 
1. Chọn giấy nhám nào để mài sắc các vật dụng?
Giấy nhám càng có độ nhám (grit) cao thì càng cho khả năng mài sắc hiệu quả. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc chỉ cần chọn giấy có độ nhám cao nhất là chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu cần làm sắc vật dụng và loại vật dụng. Chẳng hạn:
 
*Giấy có độ nhám từ 200 – dưới 1000 grit: phù hợp sử dụng để mài những con dao cùn đạt tới độ sắc vừa phải. Không dùng loại này để mài các dao còn sắc vì sẽ gây mẻ lưỡi dao.
 
Giấy có grit thấp thì khi sờ tay vào bạn sẽ thấy hơi sần sùi. Nếu bạn hơi vụng về thì không nên tự mình mài dụng cùn bằng giấy có độ grit thấp bởi với độ grit thấp như vậy thì khi dùng để mài dao cùn là hơi khó.
 
Giấy có độ nhám từ 1.000-1.200 grit: có thể sử dụng để mài những vật dụng đang bén và chỉ mới qua một vài lần sử dụng. Những loại giấy nhám có độ nhám đạt trên 1000 grit thì thường có đặc điểm là trơn, mịn, dễ dàng trong sử dụng hơn so với các loại có grit thấp. Khi sử dụng, bạn chỉ cần đổ dầu lên giấy hoặc ngâm giấy trong nước rồi dùng để mài. 
 
 
2. Cách sử dụng giấy nhám mài sắc dụng cụ
 
Dùng giấy nhám mài sắc bàn nạo:
Bàn nạo bị cùn sẽ không thể tạo ra những đường bào đẹp mắt, thậm chí thực phẩm được bào còn có thể bị nát đi. Lúc này, hãy cắt một tờ giấy nhám với kích thước phù hợp rồi chà mặt nhám của giấy nhám lên bàn nạo. Sau khi được chà bằng giấy nhám thì bàn nạo sẽ sức hơn rất nhiều, lúc này bạn có thể bào thực phẩm rất đẹp và nhanh.
 
Giấy nhám mài sắc dao kéo:
 
Hẳn bạn đã hơn một lần gặp khó khăn và bực bội khi cắt một đồ vật nào đó bằng chiếc kéo cùn? Hãy mài sắc lại kéo bằng cách cắt một mảnh giấy nhám hình vuông có kích thước khoảng 5cm, sau đó lấy kéo cắt mảnh giấy nhám này thành nhiều sợi nhỏ. Khi cắt giấy nhám thì lưỡi kéo đồng thời được mài sắc bởi vật dụng này.
 
Giấy nhám mài sắc dao
Để làm sắc dao bằng giấy nhám thì chúng ta cần chuẩn bị một tờ giấy nhám dài, sau đó dùng súng bắn keo vào mặt sau của tờ giấy nhám đó. Tiếp đến, dán mảnh giấy nhám vào đầu mũi khoan tường và bật máy khoan lên rồi đưa lưỡi dao màu nhẹ nhàng trên mảnh giấy nhám, dao sau khi được mài sẽ trở nên sắc bén hơn hẳn.
 
Tìm hiểu về cấu tạo và cách phân loại giấy nhám
Giấy nhám đóng vai trò rất quan trọng trong rất nhiều ngành sản xuất khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo và các cách phân loại vật dụng phổ biến này.
 
1. Cấu tạo của Nhám
 
 
 
Giấy nhám được cấu thành từ 3 phần, bao gồm hạt nhám, keo dính, lớp lưng làm bằng giấy hoặc là vải. Trong đó, hạt nhám (còn được gọi là hạt mài) là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm của giấy nhám. Ngày nay có rất nhiều loại hạt mài khác nhau, tùy từng loại giấy nhám, giá thành và các nhà sản xuất mà mỗi loại giấy nhám có thể sử dụng các loại hạt mài chẳng hạn như Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa...
 
Tiếp theo, keo dính là thành phần có tác dụng tạo gắn kết giữa các hạt mài với nhau và giữa các hạt mài với lớp vải hoặc giấy.
 
Cuối cùng, giấy hoặc vải chính là phần dùng để chứa các hạt nhám trên đó, tạo điều kiện dễ dàng trong việc sử dụng. Các sản phẩm dùng chất liệu vải sẽ được gọi là vải nhám, còn dùng giấy đơn thuần thì được gọi là giấy nhám. So với giấy, vải nhám mềm hơn, cho khả năng luồn lách để tiếp cận dễ dàng hơn với các góc khuất của sản phẩm.
 
 
 
2.  Các cách phân loại giấy nhám
 
Thông thường giấy nhám sẽ được phân loại dựa trên hình dạng, chức năng hoặc là độ nhám. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ nét về các loại giấy nhám được phân loại theo hình dạng.
 
Nếu phân theo hình dạng, chúng ta có:
 
Giấy nhám thùng: đúng như tên gọi của mình, dòng sản phẩm này được sản xuất để kết hợp với máy chà nhám thùng, chuyên dụng trong khâu làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên.
Giấy nhám cuộn: tức là giấy nhám được sản xuất với quy cách thành từng cuộn, có chiều rộng từ 300mm đổ xuống, chuyên dùng kết hợp với các loại máy chà nhám cầm tay.
Giấy nhám tờ: loại này có kích thước phổ biến là 230 x 280, thường được sử dụng để chà nhám thủ công bằng tay, trong một số trường hợp cũng có thể được kết hợp cùng máy chà nhám cầm tay. Loại này thường được ứng dụng trong khâu sơn PU.
Giấy nhám vòng: Là loại giấy nhám được gia công theo dạng vòng, kết nối với nhau bằng keo dán.
Nhám xếp: Thực chất là một dạng của vải nhám, có hình tròn được cắt ra thành từng miếng và xếp lại cùng nhau nên được gọi là nhám xếp.
Nhám trụ: Còn được gọi với cái tên khác là nhám chuôi, được dùng để đánh nhám tại các góc cạnh mà các loại giấy nhám khác không thể luồn vào được.
 
 
Trên đây là một vài chia sẻ về cấu tạo giấy nhám và cách phân loại giấy nhám. Để được cung cấp các sản phẩm chất lượng, tư vấn lựa chọn, sử dụng hiệu quả... hãy liên hệ với chuyên trang của chúng tôi ngay hôm nay.
 
Tìm hiểu về giấy nhám dùng cho ngành gỗ công nghiệp
 
 
Vai trò của giấy nhám trong ngành gỗ công nghiệp là giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm và còn nhiều hơn thế nữa...
 
1. Vai trò của giấy nhám trong ngành gỗ công nghiệp
 
Giảm tỷ lệ rework sản phẩm.
Tối ưu hóa công đoạn sản xuất
Đảm bảo hơn tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm sau khi sơn, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao giá thành. Bề mặt sản phẩm sau khi được chà nhám đảm bảo hơn về độ nhẵn bóng, đồng thời tạo điều kiện cho các lớp sơn bám chặt hơn vào bề mặt sản phẩm, từ đó bảo vệ sản phẩm tốt hơn trước các tác động của môi trường ngoài như trầy xước, độ ẩm trong không khí, mối mọt...
Nâng cao năng suất lao động của công nhân, đặc biệt là khi được sử dụng đúng loại cho từng công đoạn và kết hợp với các loại máy chà nhám.
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
 
 
2. Một số loại giấy nhám và công dụng tương ứng trong ngành gỗ công nghiệp
 
*Giấy nhám Abralon: Thuộc dòng giấy nhám siêu mịn với độ nhám lên tới p4000, cho khả năng chà nhám tối ưu. Abralon cho hiệu quả chà nhám với độ bóng cao, cho phép xử lý tốt bề mặt clearcoat(bề mặt sau khi sơn).
 
*Giấy nhám lưới Abaranet: với cấu tạo dạng lưới cho phép hút bụi ngay trong quá trình chà nhám, giúp đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc cũng như sức khỏe nhân công, nâng cao chất lượng bề mặt sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạn chế sản phẩm bị reject. Abaranet nổi tiếng với độ bền cao và là một trong những dòng giấy nhám rất được ưa chuộng trên thế giới.
 
*Giấy nhám mịn Microstar: cũng là một dòng giấy nhám mịn, cho phép xử lý bề mặt sau khi sơn top coat(lớp phủ trên cùng), hoặc clear coat(lớp sơn bóng phủ trên cùng). Dòng sản phẩm này được thiết kế đặc biệt, cho khả năng chống mắc kẹt rất tốt.
 
 
 
 
 
*Giấy nhám Gold: Dòng giấy nhám này rất thông dụng, thích hợp cho việc chà nhám ở tốc độ cao với nhiều ứng dụng trên nhiều bề mặt khác nhau, có khả năng chống mặc kẹt và độ bền tốt.
 
*Giấy nhám Goldflex-sorft: là loại giấy nhám xốp, cho hiệu quả chà nhám cao khi chà bằng tay thủ công. Giấy có độ mềm dẻo cao, cho phép gấp dễ dàng mà không bị hỏng và có thể luồn lách vào các bộ phận nhỏ của sản phẩm để chà nhám.
 
*Giấy nhám Goldflex: Đây là dòng nhám tờ, thích hợp để chà nhám bề mặt profile. Đặc tính của nó là nhẹ, dẻo, thích hợp cho việc chà nhám khô.
 
*Giấy nhám Carat flex: ngoài cùng được phủ một lớp special stearate coating mang lại tác dụng chống mắc kẹt, thích hợp sử dụng để chà nhám khô. Carat Flex cho kết chà phá mịn hơn và đồng nhất, bền, vật liệu nền bền chắc.
 
*Giấy nhám tròn coarse cut: thích hợp cho việc chà nhám thô với các hạt mài được gia cố lực tối ưu.
 
*Giấy nhám đai: Ứng dụng chà nhám thô.
Các ứng dụng phổ biến của giấy nhám
Có thể nói ứng dụng phổ biến nhất của giấy nhám chính là để chà nhám trong ngành gỗ. Tuy nhiên không riêng gì ngành gỗ, ngày nay, giấy nhám được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề sản xuất lẫn trong đời sống hàng ngày của con người.  Cụ thể:
 
Ứng dụng trong các ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp cơ khí: trong ngành cơ khí, giấy nhám được sử dụng để loại bỏ các vết gỉ sét, đánh bóng cho bề mặt kim loại, chuẩn bị tốt bề mặt cho việc sơn phủ màu, bảo vệ tốt cho kim loại khỏi các tác động thời tiết. Phổ biến nhất chính là ngành công nghiệp ô tô.
Ngành gỗ: như đã nói, trong ngành gỗ giấy nhám được sử dụng để chà nhám cho bề mặt gỗ, chuẩn bị cho khâu sơn hoàn thiện sản phẩm.
Ngành điện tử - Bán dẫn: tác dụng của giấy nhám trong ngành này là dùng để đánh bóng cho các bề mặt bán dẫn, tạo độ bóng để sơn phủ làm tăng khả năng kết dính của các con chíp trên bề mặt bảng mạch.
Ngành xây dựng: trong ngành xây dựng, giấy nhám được sử dụng để chà nhám cho các bức tường, mang lại sự bằng phẳng để chuẩn bị cho bước quét sơn tiếp theo, giúp cho lớp sơn bám chặt hơn, trơn mịn hơn.
 
 
Ứng dụng trong đời sống hàng ngày:
 
Mài sắc dao kéo: thay vì sử dụng các hòn đá mài, bạn cũng có thể sử dụng giấy nhám đề mài sắc dao kéo khi chúng có hiện tượng cùn, lì, lúc này dao kéo sẽ sắc bén lại như mới.
Mài sắc kim may: kim may lâu ngày không sử dụng sẽ bị bọc một lớp rỉ sét bên ngoài, khiến cho việc luồn qua vài không còn được trơn tru như trước. Lúc này bạn có thể dùng giấy nhám để mài, loại bỏ vết gỉ sét là đã có thể khắc phục được hiện tượng mũi kim bị rít.
Tạo ma sát cho đế giày: nếu đôi giày da của bạn có phần đế khá trơn, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm, hãy khắc phục bằng cách lấy giấy nhám đánh thật mạnh vào đế giày theo chiều ngang. Với cách này, bạn đã tạo được ma sát để đế giày giảm bớt được độ trơn, việc đi lại nhờ thế mà an toàn và dễ dàng hơn.
Loại bỏ những vết lông đổ trên áo len
 
 
Những loại áo len dệt kim thường có vết lông đổ trên áo, tạo vẻ xù xì trông rất mất thẩm mỹ. Muốn loại bỏ, bạn chỉ cần dùng giấy nhám đè mạnh lên bề mặt áo, lúc này độ nhám của giấy sẽ bám chặt vào các vệt lông, khi bạn nhấc giấy nhám lên thì các vệt lông cũng sẽ bị gỡ bỏ khỏi bề mặt áo. Lưu ý là bạn không nên chà quá mạnh tay vì sẽ khiến cho lông xù nhiều hơn, chỉ nên chấm và nhấc một cách dứt khoát trên từng diện tích một.
 
Loại bỏ vết mực và xước từ da lộn: Khi giày dép hoặc áo làm từ chất liệu da lộn xuất hiện các vết trầy xước, dính mực... bạn có thể sử dụng giấy nhám để chà nhẹ lên đó, vết xước, vết mực sẽ bị loại bỏ.
Loại bỏ vết bẩn cứng đầu từ vôi vữa: Để loại bỏ các vết vôi vữa trên nền nhà sau khi thi công, chúng ta chỉ cần làm ướt bề mặt nền nhà, sau đó dùng giấy nhám để chà xát thật mạnh là đã có thể loại bỏ các vết này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ứng dụng này của giấy nhám đã trở nên rất phổ biến trong ngành xây dựng.
Mở nắp lọ bị mắc kẹt: Khi chai, lọ bị kẹt nắp khiến cho việc mở trở nên rất khó khăn thì bạn chỉ cần lấy một tờ giấy nhám bao quanh nắp rồi xoay thật mạnh, độ rít của loại giấy này sẽ giúp bạn mở được nắp một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Giấy nhám trong đời sống người Việt ngày nay
Giấy nhám là loại vật liệu đã trở nên quá quen thuộc và quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về loại vật liệu này: lịch sử hình thành, phân loại, độ nhám và các ứng dụng phổ biến.
 
1. Lịch sử ra đời của  giấy nhám
Trước khi có sự xuất hiện của giấy nhám, để mài mòn các bề mặt thì con người sử dụng da cá mập phơi khô. Đây cũng chính là loại vật liệu mài mòn truyền thống và phổ biến nhất ở giai đoạn này. Mặc dù hiệu quả chà nhám của da cá mập được đánh giá là khá ổn, tuy nhiên do sự khan hiếm về số lượng nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng. Sau da cá mập, con người cũng đã tìm tòi ra nhiều loại vật liệu khác để phục vụ cho nhu cầu mài mòn trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên hiệu quả lẫn hiệu suất chà nhám chưa đạt được như mong muốn. Ngoài ra, việc sử dụng thủ công bằng tay làm mất rất nhiều thời gian và công sức.
 
 
 
Năm 1883 được cho là mốc thời gian ra đời của tờ giấy nhám đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khi John Oakey, London trình bày phát minh mới của mình. Lúc này, mẫu giấy nhám có cấu tọa bởi các hạt thủy tinh kết hợp với chất kết dính (nên còn được gọi là giấy kính). Ở giai đoạn này, giấy nhám đã có thể được sản xuất hàng loạt và đem lại hiệu quả chà nhám cao hơn.
 
Bước sang năm 1834, tại Mỹ, bằng sáng chế giấy nhám lần đầu tiên đã được cấp cho các nhà phát minh là Isaac Fischer, Jr, Springfield, Vermont
 
Năm 1921: giấy nhám nước ra đời. Dòng sản phẩm mới này khi sử dụng được kết hợp với nước để giảm bụi bặm và mài mòn, mang lại hiệu quả chà nhám tốt hơn. Lúc này, những tờ giấy nhám nước đầu tiên đã được sử dụng trong khâu sơn màu cho ô tô.
 
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghệ sản xuất, con người nhận thấy rằng rất khó để sử dụng giấy nhám chà nhám cho các sản phẩm có hình thù phức tạp. Đây chính là tiền đề, nguyên nhân ra đời của vải nhám. Với độ mềm và sự dẻo dai của mình, vải nhám chứng tỏ được sự linh hoạt của mình khi giúp người dùng dễ dàng chà nhám tại các góc khuất của sản phẩm, giúp chà nhám và đánh bóng một cách hiệu quả, không bỏ sót ngóc ngách nào.
 
 
 
Nếu như trước đây, các hạt mài mòn của giấy nhám được làm từ đá lửa, thủy tinh và chủ yếu là để phục vụ trong ngành gỗ thì ngày nay, các hạt mài này đã không còn phổ biến, thay vào đó là sự xuất hiện của các hạt bền hơn, cho hiệu quả chà nhám tốt hơn như: Oxit nhôm, Silicon Carbide, Alumina-zirconia, cho phép mài trên bề mặt gỗ, inox, gạch, đá... cùng với đó, giấy nhám được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều ngành nghề và trở thành vật liệu không thể thiếu đói với nhiều ngành công nghiệp.
 
2. Phân loại giấy nhám
Các loại giấy nhám trên thị trường hiện nay được phân loại theo 2 hình thức là quy cách và độ nhám.
 
Phân loại giấy nhám theo quy cách
 
Khi phân loại theo đặc điểm quy cách, chúng ta có các loại giấy nhám phổ biến là:
 
Giấy nhám thùng: 
 
Là loại giấy nhám được sản xuất để sử dụng cho máy chà nhám thùng trong ngành gỗ. Công dụng chủ yếu của dòng sản phẩm này là dùng để chà mịn cho bề mặt gỗ tự nhiên. Dòng nhám thùng cũng được sản xuất với nhiều loại, nhiều quy cách khác nhau như: Nhám Thùng K51, nhám thùng X62BT, nhám thùng X63BT, nhám thùng XC25...
 
 
 
Giấy nhám cuộn:
 
Loại này thường có khổ rộng khoảng từ 300mm trở xuống, quy cách đóng gói thành từng băng nhỏ hoặc từng cuộn. Khi sử dụng, nhám cuộn thường được kết hợp với các loại máy chà nhám cầm tay như: máy chà nhám cạnh, máy chà nhám tăng. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng cũng có thể cắt nhỏ ra thành từng miếng để chà nhám thủ công bằng tay cho các góc, cạnh của sản phẩm gỗ.
 
Hiện nay trên thị trường có các loại nhám cuộn phổ biến như: nhám cuộn vải mềm cát đỏ hiệu JB (Trung Quốc), nhám cuộn NCA (Nhật), nhám cuộn Starcke (Đức), nhám cuộn con ó Hàn Quốc...
 
 
 
Giấy nhám tờ
 
Nhám tờ có kích thước phổ biến nhất là loại 230 x 280 mm, thường được sử dụng để chà nhám cho các bề mặt gỗ phẳng, sử dụng thủ công bằng tay hoặc kết hợp cùng máy chà nhám rung cầm tay, thường là cho công đoạn trước khi sơn PU.
 
 
 
Phân loại giấy nhám theo độ cát (Nhám)
 Độ cát hay còn được gọi là độ thô của giấy nhám, thường được nhà sản xuất ký hiệu trên sản phẩm bằng ký tự P – Point). Độ nhám của giấy nhám được phân loại từ thấp đến cao và thường là sẽ tương ứng với độ mịn của bề mặt gỗ mà giấy nhám mang lại sau khi chà nhám. Hiện nay có một vài độ nhám phổ biến là:
 
P40: Thường dùng để chà nhám phá bề mặt, cho gỗ độ phẳng tương đối
 
P80: Cũng là một loại giấy nhám phá nhưng so với P40 thì loại này cho bề mặt mịn hơn một chút
 
P180: Là loại nhám cho bề mặt mịn để tiến hành sơn PU.
 
P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
 
P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
 
P400: là loại cho độ mịn lớn nhất hiện nay.
 
Người dùng khi lựa chọn giấy nhám dựa trên độ nhám cần hiểu, giấy có độ nhám càng cao thì đồng nghĩa với việc các hạt nhám sẽ nhanh mòn hơn trong quá trình sử dụng. Ngoài các độ nhám đã kể trên thì hiện nay trên thị trường còn có các dòng sản phẩm được quảng cáo với độ nhám lên tới 500 – 600P.
 
Giấy nhám và những ứng dụng tuyệt vời trong đời sống
Từ lâu, giấy nhám được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt nó có vai trò quan trọng trong nghành sản xuất công nghiệp. Giấy nhám chuyên dụng sẽ có những đặc tính kỹ thuật giúp tiết kiệm chi phí cho những nhà sản xuất. Vì vậy, giấy nhám là một vật liệu không thể thiếu và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như trong các nghành sản xuất công nghiệp.
 
Giấy nhám là gì? Ứng dụng của giấy nhám trong một số nghành sản xuất
 
 
Giấy nhám là một loại vật liệu có tác dụng mài mòn bề mặt các sản phẩm làm từ kim loại, gỗ, nhựa, kính… nhằm tạo được độ mịn hay loại bỏ lớp vật liệu trên bề mặt sản phẩm.
 
Ứng dụng của giấy nhám trong một số nghành sản xuất:
+ Ngành khuôn mẫu
Ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu là ngành cung cấp nhiều khả năng sử dụng hiệu quả các quá trình xử lý độ bóng bề mặt công nghệ mài và đánh bóng.
Giấy nhám giúp loại bỏ vật liệu thừa trên bề mặt kim loại: Các vật liệu thừa trên bề mặt kim loại thường ứng dụng giấy nhám để loại bỏ như lớp sơn, với tác dụng mài mòn và đánh bóng của mình, giấy nhám giúp loại bỏ các vật liệu thừa có trên bề mặt kim loại. Thông thường bề mặt cần loại bỏ lớp vật liệu thừa này là các bề mặt kim loại.
 
 
 
+ Ngành cơ khí
iấy nhám với khả năng đánh bóng cao, tạo được nét mỹ thuật và vô cùng chính xác trong việc mài mòn nên giấy nhám có vai trò khá quan trọng trong ngành cơ khí, đặc biệt trong quá trình xử lý vật liệu và bộ phận kim loại.
 
+ Ngành ô tô, xe máy
Những tập đoàn lớn trong nghành công nghiệp phụ trợ ôtô, xe máy như: Honda, Yamaha...đều sử dụng giấy nhám cho các sản phẩm cần đánh bóng bao gồm các chi tiết ô tô, xe máy, tay phanh, má phanh, bộ chế hoà khí.
Giấy nhám nếu sử dụng cho ngành ô tô có đặc thù rất khác biệt so với những ngành khác, vật liệu ô tô mỏng nhưng cần có độ cứng cao nên giấy nhám sử dung phải bén và độ đồng đều cao để không làm trầy xước bề mặt sản phẩm.
 
 
 
+ Ngành gỗ
Giấy nhám thường được sử dụng trong nghành sản xuất đồ gỗ bởi đặc thù của những loại đồ gỗ cao cấp là cần độ bóng, bề mặt mịn thì mới có thể phủ được lớp sơn bảo vệ lên. Với những đồ vật trong gia đình như các loại tủ, giường, tranh treo tường,… giấy nhám giúp đánh nhẵn bề mặt để sản phẩm đạt tính thẩm mỹ tốt nhất.
 
Giấy nhám sử dụng trong nghành gỗ phải là loại có độ cứng tương đối mềm, mật độ các hạt trên vải thường thưa để dễ dàng thoát phôi khi gia công. Đặc biệt nếu như chà nhám khô thì nhám thường phủ thêm 1 lớp bột chống dích và cách nhiệt.
 
+ Ngành giày da
Loại giấy nhám được sử dụng trong ngành giày da là nhám thùng, có hiệu quả cao trong việc tạo dựng bề mặt sáng bóng cho lớp da, từ đó nâng đỡ chất lượng sản phẩm trong ngành giầy da. Những sản phẩm vì thế trở nên đẹp hơn, bền hơn và chất lượng hơn trong ngành thời trang.
 
 
 
+ Ngành điện tử - bán dẫn
Giấy nhám được sử dụng trong ngành này chủ yếu là để đánh bóng các bề mặt bán dẫn, độ bóng vừa đủ để phủ sơn cũng như tăng khả năng kết dính của các con chip lên bề mặt bảng mạch chính. Không những thế, sử dụng giấy nhám để chà trước khi sơn trang trí bề mặt ngoài sản phẩm cũng được sử dụng rất nhiều.
 
Một số lưu ý khi mua và sử dụng giấy nhám
Dù là nghành nào đi nữa, để đạt được hiệu quả đánh bóng tốt nhất bạn cần chú ý chọn mua sản phẩm có chất lượng tốt bởi giấy nhám chất lượng thấp dễ bị đứt khi đánh bóng. Đặc biệt, không chọn sản phẩm có lớp bột nhám không đồng điều sẽ khiến vật cần đánh bóng không có sự đồng đều, dẫn đến giảm chất lượng của sản phẩm.
 
Khi sử dụng giấy nhám để đánh bóng kim loại, người dùng cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân.
 
 
 
Nếu thao tác thủ công, người thực hiện cần sử dụng các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, kính chống bụi, khẩu trang. Điều này giúp bảo vệ người dùng khỏi bụi bẩn, phôi từ bề mặt kim loại bám vào cơ thể gây sát thương.
 
Nếu thao tác bằng máy, khách hàng cần đảm bảo rằng các khớp nối của máy đã đủ chặt sao cho các bộ phận không bị văng ra ngoài gây tổn thương đến tính mạng và sức khỏe.
Trên đây là ứng dụng đánh bóng kim loại cuả giấy nhám trong đời sống và một số lưu ý khi mua, sử dụng sản phẩm giấy nhám bạn cần biết.
 
Công dụng của giấy nhám khô SANKYO
Giấy nhám khô Sankyo là gì?
Hiện nay, giấy nhám khô sankyo được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến. Giấy nhám khô Sankyo cũng được sản xuất đa dạng về màu sắc, công phục, thích hợp cho những yêu cầu riêng của từng khách hàng.
 
 
 
Giấy nhám Sankyo được cấu tạo từ các hạt cát và được sắp xếp một cách phù hợp trên một mặt giấy cùng công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản cho chất lương vượt trội.
 
Những công dụng của giấy nhám khô Sankyo
Giấy nhám khô Sankyo được sử dụng nhằm phá đi lớp xù xì trên nhiều bề mặt để chuẩn bị cho các thao tác tiếp theo
 
Giấy nhám khô Sankyo được dùng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ từ gỗ, giấy nhám dùng để chà lên bền mặt gỗ cho bớt đi lớn sần sùi. Đồng thời giấy nhám sử dụng ngành thủ công mỹ nghệ nên chọn loại hạt cát có độ cứng tương đối mềm, mật độ cát trên nền vải thưa sẽ dễ dàng thi công hơn.
 
 
 
Với ngành dệt may, giày da: trong lĩnh vực này thì dùng loại giấy nhám thùng là phù hợp. Giấy nhám sẽ có tác dụng làm cho bề mặt da được sáng bóng, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Ngành ô tô: Do các vật liệu ô tô tuy nhỏ nhưng cần có độ cứng cao, vì vậy bạn sử dụng giấy nhám loại có độ bén và độ đồng đều cao để không làm trầy xước bề mặt sản phẩm.
 
Ngành điện tử - bán dẫn: trong lĩnh vực này giấy nhám dùng để đánh bóng bề mặt bán dẫn, giúp tạo độ bóng vừa phải để sơn phủ làm tăng khả năng kết dính của các con chíp lên bề mặt bảng mạch.
 
 
 
Một số lưu ý khi mua và sử dụng giấy nhám
Trong từng ngành nghề cụ thể sẽ có những yêu cầu kỹ thuật riêng. Do đó, việc dánh bóng muốn đạt chất lượng cao và đảm bảo mỹ thuật thì việc lựa chọn giấy nhám phù hợp là vô cùng cần thiết. Ngoài ra cũng cần chú ý chọn mua sản phẩm có chất lượng tốt bởi giấy nhám chất lượng thấp dễ bị đứt khi đánh bóng. Đặc biệt, không chọn sản phẩm có lớp bột nhám không đồng điều sẽ khiến vật cần đánh bóng không có sự đồng đều, dẫn đến giảm chất lượng của sản phẩm.
 
 
 
Khi sử dụng giấy nhám cho bất kỳ bề mặt nào cũng cần có sự tỉ mỹ và lực tác động vừa đủ. Khi thao tác cần sử dụng các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, kính chống bụi, khẩu trang. Điều này giúp bảo vệ người dùng khỏi bụi bẩn, phôi từ bề mặt kim loại bám vào cơ thể gây sát thương.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Vải nhám thùng 50 mm  x 1830 mm ( nhám vòng 50  x 1830) 400 grit mài kim loại và gỗ  hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany

 

Vải nhám thùng  50 mm  x 1830 mm ( nhám vòng  50  x 1830) 240 grit mài kim loại và gỗ  hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany

 

Vải nhám thùng 50 mm  x 1830 mm ( nhám vòng  50  x 1830) 80 grit mài kim loại và gỗ  hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany

Từ khóa

Từ khóa liên quan Vải nhám thùng 50 mm x 1830 mm ( nhám vòng 50 x 1830) mài kim loại và gỗ hạt Aluminium Oxit 641pf, nền vải mềm Starcke Germany : Giấy nhám
Vải nhám thùng 230 mm...
64.000
vnđ
76.800 vnđ
Giá chưa bao gồm VAT, hàng có sẵn
Đợn vị đóng gói
1 cái
Vải nhám thùng 230 mm...
61.000
vnđ
73.200 vnđ
Giá chưa bao gồm VAT, hàng có sẵn
Đợn vị đóng gói
1 cái
Vải nhám thùng 230 mm...
306.000
vnđ
367.200 vnđ
Giá chưa bao gồm VAT, hàng có sẵn
Đợn vị đóng gói
1 cái
Vải nhám thùng 230 mm...
122.400
vnđ
146.900 vnđ
Giá chưa bao gồm VAT, hàng có sẵn
Đợn vị đóng gói
1 cái
Vải nhám thùng 230 mm...
49.300
vnđ
59.200 vnđ
Giá chưa bao gồm VAT, hàng có sẵn
Đợn vị đóng gói
1 cái
Vải nhám thùng 230 mm...
49.300
vnđ
59.200 vnđ
Giá chưa bao gồm VAT, hàng có sẵn
Đợn vị đóng gói
1 cái